Cải cách ruộng đất và những điều cần biết.
Một trong những biến đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1947 – 1954, chính là cải cách ruộng đất. Sau khi dành lại độc lập và làm chủ miền Bắc, Chính phủ đã ban hành nhiều sắc lệnh mới, nhằm hỗ trợ nhân dân khôi phục và phát triển kinh tế. Có thể thấy, những thay đổi trong chính sách ruộng đất ở thời điểm này, đã tạo được động lực rất lớn cho sự biến chuyển trong quan hệ ruộng đất và nông nghiệp.
Thứ nhất, cải cách ruộng đất là gì?
Từ năm 1949, chính phủ đã ban hành sắc lệnh giảm tô, xóa bỏ các địa tô phụ, quy định lại chế độ lĩnh canh, cấm địa chủ đòi ruộng đất của nhân dân một cách vô căn cứ, đồng thời, cũng giảm tức xuống mức tối đa là 18% đối với tiền, 20% đôi với vay bằng thóc. Thậm chí là xóa nợ cho nhân dân – những ai đã vay trước cách mạng. Thuế nông nghiệp cũng được giảm nhẹ, nhất là bần nông, chỉ phải nộp từ 6-10%.
Cũng từ năm 1949 – 1950, chính phủ đã ban hành sắc lệnh tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp và của Việt gian, tạm giao ruộng đất của địa chủ đã bỏ chạy vào các vùng địch cho nông dân. Sắc lệnh này đã mang lại cho nông dân khoảng 59% tổng số ruộng đất của địa chỉ và đất công. Bên cạnh đó, cũng đẩy mạnh chủ trương tự cấp, tự túc, canh tác mở rộng, giúp cho sản lượng lương thực tăng lên.
Năm 1953, Quốc hội khóa I đã thông qua luật cải cách ruộng đất, từ đây xóa bỏ và thủ tiêu quan hệ ruộng đất phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn. 1954, cải cách ruộng đất đã được tiến hành ở các vùng tự do, giúp cho đất sản xuất, đất tư liệu của địa chủ bị tịch thu. Cũng trong thời kì này, chính phủ cũng đa vận động được nhân dân đi vào làm tập thể, xây dựng nên các hợp tác xã nông nghiệp, quan hệ ruộng đất bị thủ tiêu và thay vào đó là hính thức kinh tế nông dân cá thể.
Có thể thấy, những biến chuyển và thay đổi rõ rệt trong quan hệ ruộng đất và nông nghiệp Việt Nam giai đoạn này, phân chia lại ruộng đất, xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt thành phần phản quốc… chính là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi cái cách ruộng đất là gì?
Thứ hai, mục đích của khi thực hiện cải cách ruộng đất là gì?
Trong thời điểm ở hiện tại, sẽ có không ít người đặt ra vấn đề mục đích của khi thực hiện cải cách ruộng đất thực chất là để làm gì? Trên thực tế, cải cách ruộng đất là để giúp dân cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Đồng thời cũng chấm dứt đi tình trạng bần cùng của người nông dân. Mà quan trọng hơn cả, chính là tiêu diệt triệt để chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến.
Cải cách ruộng đất đã góp phần giải quyết mẫu thuẫn trong xã hội Việt Nam, đồng thời cùng giúp cho miền Bắc Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam.
Cải cách ruộng đất ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
Những năm đầu cách mạng tháng Tám, sau khi làm chủ miền Bắc, chính phủ tập trung nhiều hơn cho việc cải tạo lại quan hệ xã hội và kinh tế. Đối với cải cách ruộng đất ở Việt Nam thời kỳ này, chính phủ tiến hành tích thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư hay Việt gian bỏ chạy sau trong chiến tranh https://alonhatro.com/
Sau đó ruộng đất sẽ được phân chia cho tá điền, cắt giảm địa tô, bãi bỏ các khoản thuế ruộng. Phục vụ cho nhiệm vụ của dân tộc là đưa kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi hoàn toàn, đạt được mục tiêu của chính sách cải cách ruộng đất đã ban hành.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Top 3 điều khó khăn khi thành lập doanh nghiệp
>> Hình xăm cá chép và hoa mẫu đơn ẩn chứa ý nghĩa gì?
> Máy cày làm đất: https://bestgardentiller.org/best-rear-tine-tillers/
>> Máy xới đất chạy điện: https://bestcultivator.org/the-best-electric-cultivators/
