Nhiều kế toán hiện nay mới đi làm vẫn còn chưa nắm được cách tính thuế, đặc biệt là thuế nhập khẩu và hạch toán kế toán. Không chỉ tìm hiểu về thủ tục phát hành hóa đơn điện tử, về các loại báo cáo cùng tờ khai trong doanh nghiệp, kế toán cần tìm hiểu kỹ cách tính thuế nhập khẩu để có thể hạch toán chính xác, tránh xảy ra sai sót trong các bút toán liên quan đến hàng hóa. Các bước đơn giản giúp tính thuế nhập khẩu và hạch toán kế toán sẽ được nêu ra sau đây.
Thuế nhập khẩu được định nghĩa là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài. Các phương tiện vận tải khi đến cửa khẩu sẽ được cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời sẽ tính số thuế nhập khẩu phải thu theo quy định trước.
Đặc điểm của thuế nhập khẩu
– Thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới
– Bản chất của thuế nhập khẩu là thuế gián thu nên chỉ mang tính chất tương đối bởi hàng hóa được nhập khẩu về nhằm mục đích sử dụng, tiêu dùng.
– Thuế nhập khẩu thường gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia.
Thuế nhập khẩu sẽ được sử dụng thuế suất tỷ lệ % tùy vào mỗi mặt hàng sẽ có thuế suất khác nhau. Ngoài ra còn mức thuế suất còn được phân biệt theo khu vực thị trường, nhằm thực hiện các chính sách của thương mại của nhà nước.
1. Thuế suất ưu đãi:
Các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia, các nhóm quốc gia và các vùng lãnh thổ thực hiện quan hệ thương mại với Việt Nam.
Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa để xác định mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi.
2. Thuế suất ưu đãi đặc biệt:
Loại thuế này được dùng cho đối tượng là hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do (FTA), liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
Áp dụng cho mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với các nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận. Hàng hóa phải có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó.
3. Thuế suất thông thường:
Thuế này được áp dụng với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.
Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.
4. Thuế bổ sung. Trong một số trường hợp, ngoài việc chịu thuế theo quy định, DN còn phải chịu thuế bổ sung như:
– Giá bán của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam quá thấp so với giá thông thường do được bán phá giá hoặc được nhận trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Việt Nam.
– Hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hoá của Việt Nam.
Chính sách hạch toán kế toán
Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái được căn cứ từ Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
– Xác định tỷ giá giao dịch: Khi tỷ giá giao dịch thực tế ghi nhận nợ phải trả đó là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh…
– Áp dụng tỷ giá trong kế toán: Các tài khoản phản ánh tài sản đối với những trường hợp tài sản được mua có liên quan đến giao dịch trả trước cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước cho người bán (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản).
Khi nào là thời điểm xác định thuế GTGT đối với dịch vụ?
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài như thế nào?
– Ghi nhận giá trị hàng hóa như sau:
Khi hàng hóa chưa thanh toán cho người bán thì giá trị hàng hóa ghi nhận theo giá bán ra của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở giao dịch.
Khi doanh nghiệp đã ứng trước tiền hàng thì giá trị hàng hóa được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước.
Các loại thuế phải nộp như thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT được ghi nhận theo tỷ giá tính thuế khâu nhập khẩu của cơ quan Hải quan.