Chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là việc người nộp thuế chuyển từ phương pháp tính thuế giá trị gia tăng này sang phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khác. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục đăng ký chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT. Ngoài những bài viết chia sẻ về quy định xuất hóa đơn điện tử kèm bảng kê, quy định về hóa đơn hợp pháp,… quy định về phương pháp tính thuế GTGT cũng như quy định về chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT sẽ được chia sẻ qua bài viết hôm nay.
1. Nội dung chi tiết quy định về chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Chu kỳ khai thuế của doanh nghiệp được thực hiện ổn định trong thời gian 02 năm. Nếu hết thời gian chu kỳ khai thuế, doanh nghiệp muốn chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT từ phương pháp tính thuế trực tiếp sang phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ (hoặc ngược lại) thì phải làm thủ tục chuyển đổi phương pháp tính thuế.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập muốn chuyển đổi phương pháp tính thuế, DN không phải nộp mẫu 06/GTGT để thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế mà chỉ cần thực hiện đăng ký phương pháp tính thuế bình thường.
Khi kết thúc chu kỳ khai thuế:
– Nếu doanh nghiệp muốn áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì nộp Tờ khai tính thuế GTGT (mẫu 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC). Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì nộp Tờ khai tính thuế GTGT (mẫu 03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).
– Còn đối với doanh nghiệp muốn áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì nộp Tờ khai thuế GTGT (mẫu 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC). Đối với các dự án đầu tư tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì nộp Tờ khai thuế GTGT (mẫu 02/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).
Phương pháp tính thuế GTGT được chuyển đổi sẽ áp dụng xuyên suốt trong chu kỳ khai thuế 02 năm tiếp theo của doanh nghiệp.
2. Một số quy định về phương pháp tính thuế GTGT
a. Căn cứ tính thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng được căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất. Trong đó: Giá tính thuế là giá bán hàng hóa dịch vụ chưa có thuế GTGT, được xác định bằng đồng Việt Nam; Thuế suất: mức thuế suất có thể là 0%, 5% hoặc 10%. Căn cứ để tính thuế suất dựa vào điều 8 của Luật thuế Giá trị gia tăng.
b. Phương pháp tính thuế GTGT
– Chủ thể được áp dụng đối với phương pháp khấu trừ thuế GTGT: Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
– Chủ thể được áp dụng đối với phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?
Cách tính thuế nhập khẩu và hạch toán kế toán tại DN
Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác (bao gồm cả các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác) không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng cùng một số quy định về phương pháp tính thuế GTGT. Để tránh các rủi ro, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý khi muốn chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT